Tiêm ngoài màng cứng là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là kỹ thuật an toàn, ít xâm lấn, giúp bệnh nhân giảm đau nhức vùng cột sống do thoát vị.
1. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp bảo tồn
Điều trị thoát vị đĩa đệm gồm 3 phương pháp chính là điều trị bảo tồn, can thiệp tối thiểu và phẫu thuật. Tùy theo tình trạng, mức độ, giai đoạn thoát vị đĩa đệm cũng như cơ địa của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ hướng dẫn phương pháp điều trị phù hợp. Điều trị bảo tồn được coi là phương pháp chính cho những trường hợp này. Trường hợp thoát vị đĩa đệm thì không có chỉ định can thiệp, phẫu thuật. Mục tiêu của điều trị bảo tồn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là giảm đau, giảm chèn ép rễ thần kinh và phục hồi chức năng vận động cho người bệnh. Điều trị bảo tồn bao gồm nhiều phương pháp như:
- Sử dụng thuốc: bao gồm toàn thân (uống, tiêm tĩnh mạch, …) hoặc tại chỗ (tiêm ngoài màng cứng, …)
- Vật lý trị liệu
- Phục hồi chức năng
2. Tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Tiêm ngoài màng cứng là một trong những phương pháp điều trị bảo tồn bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu đưa thuốc giảm đau vào khoang ngoài màng cứng nhằm giải phóng các ổ viêm do chèn ép, giảm sưng đau vùng thoát vị đĩa đệm, giúp người bệnh trở lại cuộc sống bình thường. Khoang ngoài màng cứng là một khoang nhỏ, kín với giới hạn bên ngoài là thành ống sống và giới hạn bên trong là màng cứng bảo vệ mô thần kinh. Do đó, việc đưa thuốc vào khoang ngoài màng cứng có thể cần đến sự hỗ trợ của các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh (như siêu âm, chụp Xquang,…) để xác định chính xác vị trí tiêm. Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp tiêm ngoài màng cứng có nhiều ưu điểm như: ít xâm lấn, giảm đau cấp, bảo tồn đĩa đệm. Tác dụng giảm đau của phương pháp này kéo dài từ vài ngày đến vài năm. Một số lưu ý khi tiêm steroid ngoài màng cứng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm:
- Không nên tiêm steroid ngoài màng cứng cho bệnh nhân bị nhiễm trùng tích cực hoặc rối loạn chảy máu.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể gây tăng đường huyết nhẹ ở bệnh nhân đái tháo đường.
- Tiêm steroid ngoài màng cứng có thể gây tăng huyết áp tạm thời, tăng nhãn áp ở bệnh nhân Glaucoma (bệnh tăng nhãn áp).
3. Tiêm ngoài màng cứng điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?
3.1. Chuẩn bị tiêm ngoài màng cứng
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm sẽ được thăm khám và đánh giá trước khi tiến hành điều trị. Nếu có chỉ định tiêm ngoài màng cứng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích về cách điều trị cũng như hướng dẫn và chuẩn bị trước khi tiêm. Bệnh nhân cần nhịn ăn vài giờ trước khi làm thủ thuật.
3.2. Tiến hành tiêm ngoài màng cứng
Quy trình tiêm ngoài màng cứng được thực hiện trong phòng mổ để đảm bảo vô trùng. Thuốc tiêm ngoài màng cứng thường được sử dụng là các loại steroid (corticoid) như: Triamcinolone, Methylprednisolone, Dexamethasone, … Trình tự thực hiện như sau:
- Người bệnh nằm ở tư thế nằm sấp.
- Gây tê cục bộ tại chỗ tiêm.
- Bác sĩ luồn kim, đưa kim vào khoang ngoài màng cứng dưới hướng dẫn của các nghiên cứu hình ảnh học (siêu âm, Xquang,…), sau đó tiêm thuốc từ từ.
- Rút kim.
Tùy theo cơ địa, tình trạng và mức độ đau mà người bệnh có thể được chỉ định tiêm ngoài màng cứng một hoặc nhiều vị trí, tiêm một hoặc nhiều lần. Sau khi kết thúc thủ thuật, bệnh nhân cần nằm nghỉ ngơi tại giường. trong vòng 10-15 phút để theo dõi. Trong vòng 24 giờ sau khi tiêm, cần giữ cho vết tiêm khô ráo, tránh vận động quá sức. Người bệnh có thể kết hợp các bài tập vật lý trị liệu phù hợp dưới sự hướng dẫn của bác sĩ để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
4. Một số tác dụng phụ và biến chứng của tiêm ngoài màng cứng
Tiêm ngoài màng cứng là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, tuy nhiên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm điều trị bằng phương pháp này có thể gặp một số biến chứng hoặc tác dụng không mong muốn trong và sau thủ thuật như:
- Đau: Đau là một trong những tác dụng phụ của tiêm ngoài màng cứng, thường sẽ hết trong ngày. Người bệnh có thể uống thuốc giảm đau Paracetamol để cảm thấy dễ chịu hơn.
- Viêm: Tiêm steroid ngoài màng cứng nhằm mục đích giảm viêm, nhưng thủ thuật này có thể ảnh hưởng đến các nhánh thần kinh gây sưng tấy.
- Nhiễm trùng nơi tiêm: Vô trùng là nguyên tắc quan trọng của kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng. Nếu không đảm bảo vô trùng, bệnh nhân có thể bị nhiễm trùng vết tiêm với biểu hiện sưng, đau tại chỗ, có thể sốt. Trong trường hợp nhiễm trùng tại chỗ tiêm, cần điều trị kháng sinh.
- Hạ huyết áp, vã mồ hôi: Tiêm ngoài màng cứng có thể kích thích thần kinh phó giao cảm khiến người bệnh tụt huyết áp, vã mồ hôi. Khi tình trạng này xảy ra, bệnh nhân sẽ được đặt đầu thấp, theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn và thực hiện các biện pháp cấp cứu khi cần thiết.
- Các biến chứng hiếm gặp khác: Ngoài những tác dụng phụ và biến chứng kể trên, tiêm ngoài màng cứng còn có thể gây ra một số biến chứng hiếm gặp khác như thủng màng cứng, xuất huyết / tụ máu ngoài màng cứng, hoặc tổn thương dây thần kinh.
Khi có những biểu hiện bất thường trong và sau khi tiêm ngoài màng cứng, người bệnh cần báo ngay cho bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm này được thực hiện thường quy tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Pylora với trang thiết bị máy móc hiện đại, có máy siêu âm định vị lối vào, vô trùng tốt đã thực hiện hàng trăm ca phẫu thuật này với tỷ lệ thành công là 90%. . Vì vậy, khi có nhu cầu thăm khám, điều trị, khách hàng có thể đến Pylora để được đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm thăm khám. Để đặt lịch khám tại bệnh viện, vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch khám trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyPylora để nhận ngay ưu đãi giảm 15% phí khám khi đặt lịch khám lần đầu trên toàn hệ thống Pylora (áp dụng từ 17/10 – 31/12/2022). Bạn cũng có thể quản lý, theo dõi lịch khám và đặt lịch khám qua video với các bác sĩ Pylora mọi lúc, mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm PYLORA
Địa chỉ : Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, TPHCM
Hotline: 0909 400 649
Email : info@PyLoRa.com
>>XEM THÊM: Chấm Dứt Nỗi Đau Thoát Vị Đĩa Đệm Với Bộ Đôi Dược Thảo PyLoDisk Từ Mỹ
Nguồn: PyLoDisk.Com
Bài viết liên quan
Tác dụng của mổ thoát vị đĩa đệm là gì?
Chia sẻ Thoát vị đĩa đệm là một trong những căn bệnh phổ biến ở [...]
Th2
Bệnh thoát vị đĩa đệm đa tầng cột sống thắt lưng và phương pháp điều trị
Chia sẻ Đăng bởi Bác sĩ Chấn thương Chỉnh hình – Khoa Ngoại Tổng hợp [...]
Th2
Điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Chia sẻThoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là tình trạng nhân đĩa đệm [...]
Th1